Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Rơi nước mắt với bộ ảnh "Ông bà ơi" của thầy Khắc Hiếu

Thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu vừa đăng tải bộ ảnh mang tên "Ông bà ơi" với nhiều hình ảnh rất xúc động. Bộ ảnh này đã được hơn hàng nghìn lượt thích, bình luận và chia sẻ của cộng đồng mạng.
Thông qua bộ ảnh này, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu muốn gửi gắm thông điệp: "Người già là người dễ bị tổn thương, là những người không còn nhiều thời gian nữa. Họ đã dành sức khỏe, thời gian, tâm trí trong cuộc đời mình cho cháu cho con. Nhưng ngược lại, họ là những người dễ bị tuổi trẻ lãng quên và bỏ rơi nhiều nhất".
Vì khoảng cách của thế hệ, con cháu dễ bực bội, cáu gắt với người già. Tuổi trẻ dễ xem tuổi già là một gánh nặng, là sự phiền phức, là những người hồ đồ ốm yếu. Nhưng ta không nhận ra rằng: họ đau ốm là vì tuổi trẻ sức khỏe của họ đã dành cho con cháu, họ lú lẫn hay quên và vì đã dành trí tuệ cả đời để lo nghĩ cho cháu con.
Hai tiếng “gia đình” không chỉ có cha mẹ, con cái, anh chị em, mà còn có ông bà. Đừng bỏ rơi họ vì đó là những người đáng để ta trân trọng nhất. Hãy cùng nhau và cùng cha mẹ của mình hiếu kính ông bà, kẻo ta không còn kịp nữa…
Sau khi đăng tải, bộ ảnh đã khiến rất nhiều bạn trẻ xúc động. Thành viên Gemini Gonc Nguyễn chia sẻ: "Đọc xong, cổ họng nghẹn đắng và khóe mắt cay cay".

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Ngày Quốc Kỳ cho nước Việt Nam

Published on November 8, 2013   ·   3 Comments
 
Quý vị độc giả thân mến, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, mọi giá trị nhân văn – khai phóng nhằm củng cố và phát triển bản sắc quốc gia phải được ưu tiên thực hiện, có như thế thì chúng ta mới không bị bão hòa trong cơn lốc hội nhập quốc tế. Bản sắc ở đâu nếu không phải là những tập quán sinh tồn và di sản văn hiến từ xưa để lại ? Hay là phải khoanh tay nhìn chúng bị mai một, bị phá hủy thô bạo ?… Vì những lẽ này, chúng tôi mạo muội đề xuất một thời điểm để tôn vinh lá quốc kỳ Việt Nam, nó thể hiện sự tri ơn tiền nhân bằng sự kiện văn hóa và cũng đóng góp cho việc gìn giữ một biểu tượng quốc gia. Hy vọng sau bài viết này, quý độc giả sẽ phản hồi quan điểm riêng và những ý tưởng khác nữa, BBT TTXVA trân trọng và sẵn sàng sẻ chia mọi khúc mắc !
QUOCKY-CO
Trước khi bài viết này được đưa ra, TTXVA đã liên tục đăng tải những bài viết của những tác giả khác nhau trên tinh thần khách quan – trung thực – đa chiều, có người liệt kê toàn bộ quá trình tạo nên lịch sử quốc kỳ Việt Nam (tuy rất ngắn ngủi nhưng có ích cho công cuộc tự chủ của đất nước) và cũng có người tìm cách phục sinh những mẫu cờ dựa trên tư liệu sẵn có… Phần nhiều, các quan điểm phản hồi rất khác biệt nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng trên nhất thì thấy rằng, ở cộng đồng chúng ta chưa hề có văn hóa ứng xử với quốc kỳ, tất cả chỉ dựa vào thiên kiến chủ quan. Có người sùng bái quốc kỳ một cách mù quáng, có người ra sức mạt sát những lá quốc kỳ mà họ ghét, lại có người ngập chìm trong các tư liệu về quốc kỳ và trở nên ngộ nhận… Những hành vi đó không thể coi là văn hóa ứng xử, mà đáng gọi là sự thô vụng, kém văn minh. Nội hàm lá cờ là thứ dấu hiệu về chính trị – văn hóa – lịch sử, nó được trừu tượng hóa bằng hình vẽ và màu sắc, thế nhưng khôi hài là nhiều người vẫn cho đó như là… bát hương và phải khấn lạy sì sụp. Không hẳn, lá cờ là thứ vật dụng không hơn gì ngôi nhà chúng ta ở, gia đình chúng ta gắn bó và ngôi trường chúng ta theo học, nó thân thuộc với chúng ta và không thể đứng trên chúng ta được. Tại các cộng đồng có văn hóa hiệu kỳ lâu đời, tất cả mọi người đều tự do thiết kế cờ theo sở thích riêng và không ai mạt sát hay thóa mạ nhau vì nó. Nan đề của nước chúng ta là không hề biết tới hoặc không sao đạt được tập quán đó, cho nên bao lâu rồi vẫn đắm chìm trong những tranh luận thiếu chiều sâu. Quốc kỳ là một trong các dấu hiệu đại diện cho quốc gia, tự nó không lệ thuộc quan điểm của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào và tất nhiên, dù ý thức hệ của quốc dân có khác biệt nhau thì quốc kỳ không liên quan gì đến những tranh cãi của họ, nó đứng cao hơn ý thức hệ và không ai có quyền phủ định nó chỉ vì bất đồng ý kiến.
Từ khoảng cuối thế kỷ XIX trở đi, khi mà các đế chế lớn đã phân rã và nhiều quốc gia nhỏ hơn hình thành, sự vun bồi không gian văn hóa – chính trị riêng trở nên cấp thiết. Chủ yếu tại châu Âu và lan nhanh sang châu Mỹ, châu Đại dương, các quốc gia thường lấy một sự kiện chính trị – lịch sử nào đó làm dấu mốc tôn vinh lá cờ nước mình, đó có thể là ngày lập quốc (Albania, Colombia, Thụy Điển…), ngày ấn định mẫu quốc kỳ (Úc, Canada, Romania…), ngày diễn ra một biến cố lịch sử (Argentina, Đan Mạch, Philippines…)… Trong Anh ngữ, có hai cách gọi sự kiện này : Flag Day (tại các nước có văn hóa hiệu kỳ thì sự kiện hướng tới mọi lá cờ và không nhất thiết phải là quốc kỳ), Day of National Flag (chỉ tôn vinh quốc kỳ). Cộng đồng Việt Nam xưa nay không có văn hóa hiệu kỳ, các lá cờ thường để trang trí hoặc khu biệt trong các hoạt động quân chủ – quân sự, cho nên cách gọi thứ hai có lẽ hợp hơn cả. Đây là một sự kiện chính đáng, có tính cách văn hóa và khả năng liên đới cộng đồng cao, tự nó tạo ra sự cảm thông và hiểu biết giữa người với người, giữa hậu thế với tiền nhân, hoàn toàn vui vẻ và không hề chịu sự chi phối của tư duy chính trị.
Trong ý nghĩa của tên gọi Ngày Quốc Kỳ, buộc chúng ta phải rà soát lịch sử xem sự kiện nào gắn liền với quốc kỳ để mà đánh dấu. Đây, sự liệt kê quốc kỳ của những chính thể từng đại diện hoặc tự xem là đại diện cho cộng đồng Việt Nam :
qkvnls
Liệt kê này không quan tâm đến những chính thể hoặc dự án quốc gia chưa từng đại diện cho cộng đồng Việt Nam. Từ liệt kê mà nhận định, đa số các lá cờ tại Việt Nam đều chú trọng sao (star) và sọc (stripe) – màu đỏ (red) và màu vàng (yellow), vì thế có những khi chúng tôi không thể nhịn được cười, nhiều cá nhân hay tổ chức lâu nay thường dựa vào ý thức hệ để mạt sát kẻ đối lập mình. Thực chất thì lối tư duy của bên này hay bên kia đều giống nhau hoặc không hơn nhau, vậy thì tranh cãi để làm gì và vì cái gì ? Thật thiển cận và lố bịch !
Xét thấy, Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise, 1887 – 1953) chỉ là một liên minh gồm 6 lãnh thổ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Quảng Châu Loan, Lào, Kampuchea) do Đế quốc thực dân Pháp (Empire colonial français) ủy trị và tất nhiên nó không hoàn toàn mang tính cách thể chế ; vậy nên, lá cờ của Liên bang Đông Dương không phải quốc kỳ chính thức. Chỉ đến sự kiện hoàng quân Nhật Bản gạt Pháp khỏi Đông Dương ( 9 tháng 3 năm 1945) và đưa lãnh thổ này vào không gian Thịnh vượng chung Đại Đông Á (大東亜共栄圏), về căn bản Việt Nam mới là nước độc lập, có chủ quyền. Vì lẽ rằng, trước khi cuộc đảo chính diễn ra, chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi các nước Đông Dương tuyên bố độc lập, nhằm hợp pháp hóa ảnh hưởng của Nhật. Vì lẽ rằng, vào ngày 11 tháng 3 cùng năm, Hoàng đế Bảo Đại đã tuyên chiếu Việt Nam độc lập (quốc danh : Đế quốc Việt Nam), trước sự chứng kiến của Nội các đại thần và đại diện chính phủ Nhật Bản. Vì lẽ rằng, ngày 13 tháng 3 năm 1945, quốc vương Norodom Sihanouk đã tuyên bố Kampuchea độc lập và đến ngày 8 tháng 4 thì vua Sisavang Vong cũng thực hiện việc đó với Lào ; Kampuchea thậm chí còn công bố mẫu quốc kỳ mới, mẫu quốc kỳ sử dụng thời thuộc Pháp bị phế bỏ.
Tại Việt Nam, ngày 17 tháng 4, ông Trần Trọng Kim được Hoàng đế Bảo Đại ủy nhiệm chức Thủ tướng và thành lập tân Nội các, từ đây nước Việt Nam trở thành chính thể quân chủ lập hiến. Ngày 19 tháng 8 cùng năm, tổ chức Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) tiến hành cuộc đảo chính không đổ máu (thường được gọi là Cách mạng Tháng Tám, hay Cách mạng Mùa Thu) và giành được chính quyền từ cấp trung ương đến địa phương ; sự kiện ông Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 cùng năm được coi là dấu mốc hình thành chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cách gọi khác là Việt Nam Dân quốc). Nghĩa là, trước khi chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, đã có một chính thể đại diện hợp pháp cho quốc gia – quốc dân Việt Nam và có tới hai kiểu thiết chế chính trị (ban đầu là quân chủ chuyên chế và sau là quân chủ lập hiến). Như thế, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải chính thể đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại độc lập và có chủ quyền, lá cờ đỏ sao vàng (hay cờ sao mai) cũng không nên được xem là mẫu quốc kỳ đầu tiên.
Thời kỳ Đế quốc Việt Nam tuy chỉ tồn tại trong mấy tháng nhưng đã có tới hai mẫu quốc kỳ : Cờ long tinh (11.3 – 17.4.1945), cờ quẻ Ly (17.4 – 23.8.1945). Lá cờ long tinh (long tinh kỳ / 龍星旗) ra đời vào năm 1920 dưới triều Khải Định (trị vì từ 1916 đến 1925), là hoàng thất kỳ (皇室旗) của triều Nguyễn (cờ đại diện cho hoàng tộc) và đến ngày 11 tháng 3 năm 1945 thì Hoàng đế Bảo Đại (trị vì từ 1925 đến 1945) ấn định cờ long tinh đại diện cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất và có chủ quyền. Bởi thế cho nên, sự kiện 11 tháng 3 năm 1945 xứng đáng được xem là dấu mốc tôn vinh quốc kỳ Việt Nam. Vậy, sự kiện này diễn tiến ra sao và có ý nghĩa thế nào đối với lịch sử nước ta ?
baodientien12-3-45
Nhật báo Điện tín – số ra ngày 12 tháng 3 năm 1945 – đưa tin về sự kiện 11 tháng 3.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, tại điện Kiến Trung (kinh thành Huế), trước mặt sáu Thượng thư Cơ mật Viện (Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Nguyễn Phước Ưng Úy, Bùi Bằng Đoàn, Trần Thanh Đạt, Trương Như Đính) và đại diện chính phủ Nhật Bản (đại sứ Yokoyama Masayuki, tổng lãnh sự Konagaya Akira, lãnh sự Watanabe Taizo), Hoàng đế Bảo Đại đã đọc bản chiếu chỉ tuyên bố Việt Nam độc lập, nội dung như sau :
Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này Hòa ước Bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập. Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung. Vậy chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản Đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.
Khâm thử.
Ngày 27 tháng Giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại.
Chiếu chỉ có chữ ký của sáu vị đại thần và có thể xem là sự chấm dứt những ràng buộc của Pháp đối với chủ quyền nước Việt Nam. Quốc danh (Đế quốc Việt Nam / 越南帝国) thực chất đã được lưu hành bán chính thức từ trước và cờ long tinh từ vai trò hoàng thất kỳ đã trở thành lá cờ quốc gia. Định dạng chuẩn của lá cờ như sau : Kích thước 1:2, ba sọc ngang – sọc đỏ (#EF4135) nằm giữa hai sọc vàng (#FFFF00), chiều rộng sọc đỏ bằng ½ chiều rộng cờ.
Colongtinh1945
The_Dragon_Spirit_Flag_in_the_stamp_what_was_released_on_11_March_1945,_to_notice_the_independence_of_Empire_of_Vietnam_from_French_colonial_Empire
Tem in hình lá cờ long tinh và con số 11.3.45 nhằm mô tả sự kiện Việt Nam độc lập.
Thực chất của hành động trao trả độc lập “một cách tự nguyện” cho ba nước Đông Dương là Đế quốc Nhật Bản muốn gồm thâu sự ủng hộ của mọi tầng lớp dân chúng bản xứ ; ngay từ trước khi đặt chân vào Đông Dương, Nhật Bản đã tung ra những hứa hẹn cho một xứ sở độc lập, phồn vinh. Ít nhiều đã có một lượng không nhỏ tin tưởng ; tuy nhiên, dù “độc lập” nhưng các nước Đông Dương không có thực quyền về chính trị, mọi hoạt động kinh tế và quốc phòng đều do người Nhật kiểm soát. Nhưng ý muốn độc quyền cai trị của Nhật Bản tại Đông Dương và toàn bộ khu vực Đông Á – Tây Thái Bình Dương không theo kịp đà tiến của cuộc Đệ nhị Thế chiến (1939 – 1945) : Khoảng đầu tháng 5 năm 1945, Đức Quốc Xã đầu hàng và Đế chế III sụp đổ ; hai trái bom nguyên tử do Không quân Hoa Kỳ trút xuống Hiroshima (ngày 6 tháng 8) và Nagasaki (ngày 9 tháng 8) đã quật ngã cuồng vọng bá chủ của chính phủ Nhật Bản ; ngày 14 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng và khối Đại Đông Á tiêu tan. Sự kiện 14 tháng 8 nghiễm nhiên trở thành cơ hội tạo ra một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và có chủ quyền, nhất là không phải chịu bất cứ thiệt hại nào vì nền độc lập. Đây là trường hợp hy hữu trong lịch sử Việt Nam cũng như thế giới, cho dù nước chúng ta thuộc về những quốc gia sớm bị làn sóng thực dân khuất phục và giữa năm 1945 đã xảy ra nạn đói gây tổn thất nhân mạng quá lớn, nhưng Việt Nam đã tiếp đón lực lượng Đồng Minh với tư cách một quốc gia có thể chế chính trị tự chủ, có chủ quyền lãnh thổ chứ không phải xứ thuộc địa. Chúng ta biết rằng, trước sự kiện 11 tháng 3 và 14 tháng 8, đã có nhiều thế hệ người Việt Nam bỏ quên cả tuổi xuân và tính mạng chỉ vì mưu cầu cho nền độc lập của Tổ quốc. Thiết nghĩ, đấy là vinh hạnh lớn, vì đương thời hầu hết các nước trên thế giới không có vận may này. Có nước bị chiến tranh cướp đi nhiều sinh mạng và vật lực, có nước phải trả giá cho tội ác chiến tranh rất nặng nề và cũng có nước bị các cường quốc xóa sổ chính thể, cắt nhỏ lãnh thổ…
Ngày Quốc Kỳ thực sự là một nét đẹp trong văn hóa hàm ơn tại Âu châu, thiết nghĩ, không lẽ nào người Việt Nam chúng ta không tiếp nhận. Với mạng lưới truyền thông dồi dào và sự tân tiến trong tư duy cá nhân hiện nay, việc tổ chức sự kiện Ngày Quốc Kỳ không nhất thiết phải phơi bày rầm rộ, cũng không buộc phải tỏ ra kính cẩn và trang nghiêm ; nhưng chắc chắn rằng, sự tiếp nhận ý chí tiền nhân của hậu thế sẽ mạnh mẽ hơn và cũng mong rằng, qua sự kiện này, văn hóa hiệu kỳ sẽ nở rộ trong cộng đồng Việt Nam.
VNDQ (VNQPH)
Mẫu cờ ngũ tinh liên châu – dự án Việt Nam Dân quốc của Việt Nam Quang phục Hội (1912 – 1925). Lá cờ này tuy không có cơ hội trở thành quốc kỳ, nhưng đã được phất lên trong sự kiện binh biến Thái Nguyên (1917). Trong cuốn sách Lương Ngọc Quyến, Đào Trinh Nhất viết : “Cờ ngũ tinh có năm ngôi sao… Đến năm 1917, ngọn cờ phấp phới trên tỉnh thành Thái Nguyên bảy ngày về tay cách mạng tức là cờ Ngũ Tinh“.
vnqpqdp
Trong cuốn hồi ký nhan đề Tự phán, viết năm 1929 tại Bến Ngự (Huế), Phan Bội Châu giải thích : ”Xưa nước ta chỉ có cờ Hoàng Đế mà không có cờ nước cũng là một việc đáng quái gở. Hội Việt Nam Quang phục mới chế định ra quốc kỳ bằng cờ ngũ tinh, dạng huy thức dùng bằng cách ngũ tinh liên châu… Nhân vì nước ta có năm địa bộ, sở dĩ dùng thức nầy để tỏ rõ cái ý năm đại bộ liên lạc làm một. Sắc cờ dùng hoàng địa, hồng tinh làm cờ nước ; hồng địa bạch tinh làm cờ quân. Hoàng là để biểu thị nhân chủng ta. Hồng là biểu thị sắc nước ta : Nam phương thuộc hỏa, hỏa sắc hồng. Quân kỳ sở dĩ dùng bạch tinh là tỏ rõ mục đích quân, cốt đánh đổ chính phủ người (da) trắng“.
VNDQ (VNQDĐ)
Lá cờ nửa đỏ nửa vàng – dự án Việt Nam Dân quốc của Việt Nam Quốc dân Đảng. Nó được sử dụng làm đảng kỳ từ 1929 đến 1945. Màu đỏ thể hiện cuộc tranh đấu cách mạng ; màu vàng tượng trưng cho quốc gia – quốc dân – bản sắc truyền thống Việt Nam.
Việt Nam Dân quốc (dự án của VNPQĐMH)
Mẫu cờ chữ Vương – dự án Việt Nam Dân quốc của Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội (1939 – 1951). Ý nghĩa lá cờ này gần giống quốc kỳ Nhật Bản : màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, chính trực ; màu đỏ thể hiện lòng nhiệt thành ; hình tượng chữ Vương (王) vừa biểu trưng cho nền văn hiến vừa thể hiện Việt Nam là nước quân chủ.
Khuyencaoquocdanca
Bìa sách Khuyến cáo quốc dân ca của Hoàng thân Cường Để (1882 – 1951) có in lá cờ chữ Vương, thậm chí đã khởi xướng mẫu quốc huy.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013


Tội nghiệp mẫu thân ông Bill Gates


Sinh Lão Tà
 
 


 

Không cho tiền Việt Nam thì không được quyền "chém gió"?
 



 
Trong một chú thích hình ảnh trên facebook của mình, Bill Gates dành sự quan tâm cho ngành điện Việt Nam. Với hình ảnh cây cột điện chằng chịt như mạng nhện (rất phổ biến ở các thành phố lớn như Saigon), ông bày tỏ quan ngại trước sự quá tải, cũ kỹ của lưới điện với vấn đề tăng trưởng của nhu cầu năng lượng ở nước ta.
Vốn sự quan ngại của Bill Gates là có thật, lưới điện của chúng ta có vấn đề là có thật, chỉ một cái xe ủi thiếu tính đảng cũng khiến cho hơn 10 tỉnh miền Nam mất điện cũng là chuyện chẳng xa xôi gì.
Và ngay khi hình ảnh này của Bill Gates được đăng lên mạng, VnExpress đã có bài viết về nó. Cũng gần như ngay lập tức, một lực lượng lớn người trẻ được dạy dỗ dưới mái trường XHCN nhảy vào. Nhiều comment thể hiện được sự quan tâm đúng mức, cũng như trình độ hiểu biết của người bình luận.
Câu chuyện về nỗi khổ của mẹ ông Bill Gates nằm ở những comment còn lại. Những comment ấy ít tính văn hóa và giàu tính phồn thực.
 




 

Thực ra trong gần 5.000 có những comment phồn thực hơi nhiều, nhưng tôi xin phép chỉ đưa một comment với chữ "Đm" được viết tắt một cách trân trọng.
 
Có thể nói, giáo dục đất nước này đã gặp một thất bại trong công việc truyền thụ kiến thức môn Sinh học cho các học sinh cấp phổ thông. Trong riêng câu chuyện này, sự lệch lạc trong tình dục đã xuất hiện ít nhất là trong xu hướng lão dâm đã xuất hiện trong giới trẻ. Bill Gates, theo Wikipedia, sinh năm 1955, tức là mẫu thân của ông (nếu còn sống) chắc cũng phải là một cụ bà trên dưới 80 tuổi. Nhưng khi một bức ảnh về ngành điện của Việt Nam được ông đưa lên mạng, thì xuất hiện một đám trẻ nhỏ nhảy vào comment đòi quan hệ xác thịt với bà.
Ai cũng có quyền bất khả xâm phạm, đó là quyền ngôn luận. Nhưng cái quyền ấy lại phân ra kẻ khôn, người ngu. Google và các phương tiện dịch thuật không khó để những facebook-er nước ngoài có thể nhìn vào và đánh giá. Mà vốn thói quen ở đời, người ta hay đem cái tốt để khen ngợi một cá nhân nhưng lại đánh đồng cái xấu của một vài người cho cả một cộng đồng. Và, ở đây lại không phải chỉ có một comment như thế gửi tới Bill Gates.
Bill Gates chắc sẽ không bao giờ đọc những comment ấy, ông ta rất bận rộn. Nhưng 4,4 triệu lượt người thích trang cá nhân của ông ta thì có. Sau những comment thô tục với avatar cờ đỏ sao vàng trên facebook của anh giai "bị trục xuất vì quá đẹp trai" Omar Borkan al-Gala, của diễn viên Maria Ozawa, của cô dẫn chương trình trên Maxxi TV người Thái Lan Peaw Sumaporn Wandee, những phản ứng của user nước ngoài đối với các comment của lực lượng trẻ trâu Việt Nam cũng đã là một minh chứng hùng hồn.



 
Nhưng thôi, tôi không lạm bàn nữa về chuyện này. Người ta nói mãi rồi, nhưng chắc chắn lực lượng trẻ trâu được vũ trang bằng bàn phím kia không rỗi hơi mà đọc.
Tôi cũng là người chơi facebook, lâu rồi, tôi cũng ngó lơ những comment vô văn hóa của các trẻ trâu, thậm chí không buồn xóa chúng đi. Những bạn trẻ ấy vốn không được văn minh. Họ được trao những đặc quyền như được học hành, được pháp luật và gia đình bảo vệ, được tự do phát biểu ý kiến. Nhưng, họ lại tìm kiếm những đặc lợi khác, dù rằng những đặc lợi ấy gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, mà cụ thể ở đây là đặc lợi chửi bới thô thiển và ngu dốt.
Tôi cũng chẳng cảm thấy đau lòng, chẳng cảm thấy bất lực, và cũng không còn đủ bao đồng mà cảm thấy xấu hổ. Những gì đang xảy ra với giáo dục này, học sinh này, theo quan điểm của tôi, là hậu quả tất yếu của một nguyên nhân sâu xa khác mà tôi không tiện nói ở đây. Tôi có muốn can thiệp cũng chẳng thể nào làm được. Nhưng vì không muốn có thêm một nỗi bất hạnh nào đến với một cụ bà Hoa Kỳ khác nữa, tôi chỉ có một khát khao rằng, các trường học ở Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn nữa cho môn Đạo đức, môn Sinh học và môn Ngoại ngữ.
Chuyện xảy ra ngày hôm nay một phần cũng chỉ vì thiếu đầu tư cho những môn học ấy mà nên.
Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết thư cho ngành giáo dục nước nhà: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. 68 năm sau, sự sánh vai với cường quốc năm châu kiểu này thì quả là một thất bại của giáo dục.
Ngày hôm nay và mai sau nữa, người phải gánh chịu thất bại ấy, chắc chắn, không chỉ có thân mẫu của ngài Bill Gates.
 




 

Theo tôi, người đàn bà Mỹ ấy không có tội. 
Ai có rảnh thì xin hãy chung sức với tôi.
 


Nhiều người Việt 'xả rác' trên Facebook của Bill Gates


Sau khi Bill Gates đăng tải một ảnh chụp trụ điện dây nhợ chằng chịt ở Việt Nam, một bộ phận người dùng Facebook đã vào trang cá nhân của tỉ phú Mỹ để đăng những bình luận "ném đá", cãi nhau và… điểm danh. 
 
Chỉ sau một thời gian ngắn, bài đăng của tỉ phú Mỹ đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng mạng trong nước. Tính đến thời điểm cuối ngày 9/9, đã có 31,8 ngàn lượt người nhấn "thích", 5 ngàn lượt chia sẻ và 4 ngàn lượt bình luận đa phần của người Việt Nam.
Trong số những ý kiến phản hồi lại Bill Gates, không ít những bình luận bằng tiếng Việt chứa những ngôn từ phản cảm và có phần nhảm nhí. Phổ biến nhất là thái độ "tự hào" của một số người khi thấy hình ảnh đất nước (dù xấu hay đẹp) xuất hiện trên trang Facebook của người nổi tiếng như "Việt Nam vô đối", "Việt Nam No.1", "Việt Nam đã được nổi tiếng"… số khác lại hô hào "Việt Nam điểm danh nào", "Ai Việt Nam thì like"….
Bên cạnh đó, một số người đã lên tiếng chỉ trích chủ tịch Microsoft vì cho rằng hành động của ông là bêu xấu Việt Nam. Nhiều cá nhân phản ứng tiêu cực bằng cách chửi thề và nói tục.
Tuy nhiên, cũng không ít những bạn trẻ đã bình luận bằng tiếng Anh với nội dung cảm ơn sự quan tâm của Bill Gates, đồng thời lên tiếng nhắc nhở chủ nhân của những bình luận thô thiển nhưng tình hình vẫn không khá hơn. 
Tình trạng người Việt chửi tục và "điểm danh" vẫn hoành hành trên Facebook của Bill Gates đến tận cuối ngày. Không chỉ khích bác Bill Gates, một số cá nhân còn gây sự và khẩu chiến với những thành viên khác bằng những ngôn từ chợ búa không có trong từ điển.  
"Xấu hổ vì bức ảnh này thì ít, mà xấu hổ vì những comment vô văn hóa của những người tự cho là người Việt trên này" – nickname Thanh Hoa Le bức xúc. 
Chung cảm nhận với Thanh Hoa Le, nickname Tony Phan cũng cho rằng mình "thực sự không hiểu nổi lũ trẻ trâu ấy nghĩ gì mà tự hào để bày trò điểm danh". Theo Tony Phan, trào lưu "điểm danh" kiểu bầy đàn này xuất phát từ một diễn đàn giải trí cho giới trẻ, với khẩu hiệu quen thuộc "trang … đã đưa tôi đến đây".
Bên cạnh những bình luận của người Việt, một số người dùng Facebook ở nước khác cũng không lấy làm ngạc nhiên. Theo họ, ở Ấn Độ, Pakistan, Myanmar,… cũng diễn ra tình trạng tương tự và mong Bill Gates có thể sớm giúp những quốc gia này giải quyết được bài toán điện năng. "Tôi nghĩ người nhện sẽ không thể sống ở đây", nickname Tarasicus bình luận hài hước.  
Đây không phải là lần đầu tiên cư dân mạng Việt Nam "làm loạn" lên trang cá nhân của người nổi tiếng. Lần "đổ bộ" trang Facebook "trai đẹp bị trục xuất" Omar hay facebook của nữ MC người Thái Lan Peaw Sumaporn Wandee, cơn bão mang tên "cư dân mạng VN" đã để lại những hình ảnh xấu xí trong mắt người nước ngoài. Quá bực tức với những bình luận khiếm nhã, hot girl Thái Lan đã tuyên bố xóa tất cả những bình luận của người Việt trên trang cá nhân của mình.  
"Ngoài Facebook, ai thường xem clip YouTube cũng sẽ thấy đó là nơi chứa một lượng lớn comment xả rác của cư dân mạng Việt. Đừng nói với tôi là con sâu làm rầu nồi canh, vì tôi thấy nó nhiều đến mức không thể click Report (báo cáo vi phạm) hết nổi. Và cũng đừng nói với tôi là comment cho vui, ít nhất hãy biết vui đúng chỗ.", nickname TerryJunx chia sẻ.
Duy Duy
Theo Tri Thức
 

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

 NHỮNG MÓN BÁNH BÌNH DÂN CỦA MIỀN TÂY.

Tui là con gái miền Nam, vì vậy (phát âm đúng kiểu miền Nam là dì dậy) tui luôn nhớ về (dề) món ăn miền Nam. Thí dụ:

Bánh còng, bánh cam
Bánh chuối hấp chan nước cốt dừa
chè bánh lọt..với nước cốt dừa
người miền Nam không nói nhân bánh mà kêu bằng nhưn
Bánh ít, bánh tét, bánh dừa gói lá với nhưn đậu, nhưn mỡ, nhưn chuối, nhưn dừa
..
Bánh khoai mì vò viên với dừa và muối mè.
 
Bánh Ú nhưn mỡ, nhưn thịt, hay nhưn đậu xanh
Bánh tét nhưn chuối, ngon ơi là ngon.
Xôi mít (xôi nhồi trong múi mít).
  Xôi Vị với lá cẩm và đậu xanh ..trộn nước cốt dừa !
(lại dừa ..hihi).
Món chuối hấp với nước cốt dừa và bột bán.
Món nầy..đã có từ lâu đời..nơi xứ tòan là chuối với dừa.
Món khoai mì luộc ..với nước cốt dừa.
Món xôi lá cẩm..với muối mè và dừa khô "rám"..nạo.
Bánh khoai mì xe chỉ (xe thành sợi..) lăn (trộn) với dừa khô nạo.


Trong dĩa gồm có bánh khoai mì "nướng lò", xôi vị và xôi miếng với muối mè.
  
Món "bắp giã" (bắp tươi, bào ra, được quết nhuyễn) ở quê nhà xứ dừa + với dừa và muối mè (Người quê tui kêu bắp giã là bắp dả).
Cái muỗng để múc bắp dả là một cọng lá dứa được cắt ngắn đi..ra nhiều đoạn.
Món nầy giờ đây hơi hiếm khi thấy ở chợ xứ dừa.
 Món bánh da lợn nhưn đâu xanh, thơm mùi lá dứa
  Bánh ú nước tro.bánh nầy rất bình dị và ngon.
Ngày Tết hay ngày giỗ không thể thiếu.
Bánh chuối (phải là chuối xiêm chín mùi) được hấp xửng (trộn nước cốt dừa).Ở quê nhà có loại làm bánh với chuối, đó lá món chuối hấp như trong hình hay món chuối nướng nguyên xửng ..nướng bằng miểng gáo dừa cả phần trên và dưới xửng.

Bánh nướng ngon hơn bánh chuối hấp.
Nhưng  mất nhiều thời gian và công thì cực hơn nhiều.
 
Món bánh bò..không thể thiếu ở quê hương tui. 
Bánh bò lạt (không có đường, là thứ để ăn kèm với thịt heo quay - bánh hỏi)

ic5b.jpg
Ui , sao đã béo mà còn tham ăn quá vậy ta?

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

CÁC LOẠI BÁNH THỜI THƠ ẤU


Trời mưa rả rích cùng với không khí dịu mát khiến tôi nhớ tới những loại bánh được ăn thủa nhỏ cách nay hơn 50 năm mà khi còn thơ bé thường mê,ngày ấy làm gì có những loại bánh hộp mùi hương nức mũi như bây giờ được chế biến bằng hương liệu công nghiệp, khác hẳn với hương dừa thơm mát, hương sầu riêng, đậu xanh, đậu phộng, lá dứa được các bà, các mẹ chế biến khéo léo như: Bánh bông lan, bánh bò, bánh kẹp tất tật các loại bánh từ nướng đến hấp để phục vụ con cháu đông đúc của mình.Tuy nhiên, các loại bánh này chỉ được làm khi lễ tết, giỗ chạp…ngoài thời gian ấy trẻ nhỏ muốn ăn thì đến mua ở những hàng bán tạp hóa kèm bánh là có thể thỏa mãn cơn ghiền hoặc đón gánh hàng rong đi ngang ngõ để mua.
 
 Cứ nhớ đến thủa cách nay hơn nửa thế kỷ mỗi sáng nghỉ học, đón bà đi chợ về, anh chị em chúng tôi sẽ được chiếc bánh quấn thừng màu vàng ngà chiên dòn,rồi thì bánh tráng mè, tôm, bánh lỗ tai heo, bánh chao,bánh men…thì cảm giác ngon tuyệt đến giờ vẫn nhớ.Bánh ngọt ngày ấy đơn giản và không nhiều, đa phần làm thủ công, lâu lâu mới được bà mua cho ăn nhưng mỗi đứa chỉ được một chiếc, ăn nhín nhín đến hết vẫn còn thèm.Riêng tôi, tận hưởng độ dòn tan, hương vị của bánh thơm tự nhiên của đường, bột là đã mê lắm rồi, nói chi đến những loại bánh thơm mùi dừa, mùi lá dứa.
 

 Nếu diễn tả về các loại bánh thủa xưa thì tôi nghĩ rằng sẽ không đủ vì lúc ấy mấy loại bánh tôi được ăn còn ít lắm so với kiến thức mình có.Vì vậy tôi chỉ tả cảm xúc về thời tuổi nhỏ biết về một số loại bánh mà có thể hiện nay đã không còn trên thị trường, nơi đô thị tôi đang sống nữa.Ừ, như bánh quấn thừng bằng bột gạo xuắn hình như sợi dây thừng chiên vàng óng,bên ngoài phủ lớp đường thắng mỏng đủ độ ngọt hấp dẫn tôi mỗi khi cắn là dòn tan thơm phức, hoặc chiếc bánh tráng màu vàng cam có ruốc khô,hành lá chiên dòn mặn mặn tạm no bụng vào buổi trưa hè trời mưa mát dịu,bánh men hình tròn và hình con sâu bỏ vào miệng là tan trên lưỡi tỏa hương dừa thơm phức, rồi bánh phục linh làm bằng bột năng mịn mát thơm mùi lá dứa khi ăn phải từ từ nếu không sẽ nghẹn cổ…
 
 
Chao ơi, tuổi thơ thời của tôi chỉ đơn giản với mấy loại bánh bình dị đến lạ lùng mà sau mấy mươi năm cứ mỗi ngày mưa, nỗi nhớ trong tôi cứ cồn cào về tuổi thơ thiếu thốn, nhớ rõ ràng tên gọi, hương vị từng loại bánh mà ray rứt hoài tưởng.Sau này có bánh tay quạt, bánh lỗ tai heo, bánh chao, bánh khoai mì nướng,bánh bò, bánh thuẫn, bánh da lợn… cũng khiến lòng ham ăn vặt của tôi thêm thích thú.Trời, nhắc lại tôi vẫn còn nguyên cảm giác thú vị  ăn gì cũng ngon thủa ấy! không giống như trẻ nhỏ bây giờ,các món ngon sản xuất công nghiệp tràn ngập khiến khung trời tuổi thơ của các bé không thể giống như tôi,khiến chúng có còn cảm giác lãng đãng như tôi sau mấy mươi năm nhớ lại?


 Thời nào rồi cũng có kỷ niệm riêng, nhưng dường như sự mộc mạc mất dần ý nghĩa khi cuộc sống công nghiệp chen chân vào đời sống, tạo nên sự tất bật lo toan, nhàm chán của công nghệ hàng loạt đánh bật cách làm bánh thủ công, những loại bánh xưa dần mai một là chắc chắn…Biết làm sao được với quy luật phát triển? nên khi  lớn tuổi, tôi mới hiểu vì sao có lúc ông bà, ba mẹ thường hay hoài tưởng về quá khứ, nhắc chuyện cũ mà tôi nghe hờ hững như không.Cuộc sống khốc liệt, thăng trầm đa đoan một kiếp người trăm năm phù du.Tất cả nhạt nhòa khiến đời cứ như cõi mộng nhè nhẹ tiếng ru hời thủa nằm nôi, bâng khuâng chìm nổi.
 
 
 Mưa vẫn cứ mưa, tiếng rao hàng đậm đà giai điệu thủa nào cũng dần mất hút, thay vào đó là tiếng rao vô cảm phát ra từ chiếc máy của người bán, lạc lõng vô hồn.Ngày xưa rao hàng là một nghệ thuật, lúc bổng lúc trầm, rao gửi cả tâm tư người bán lúc bão táp, lúc nắng hè, đêm khuya đều khác nhau, tiếng rao là nhịp tim người bán nối với người mua những cảm xúc bâng khuâng là thế.Có lẽ tôi cứ mãi vọng tưởng, mãi tưởng tượng vớ vẩn mà nôn nao về bao điều đã qua để tiếc cho thủa ấu thơ vốn nhiều kỷ niệm nồng nàn của ký ức nhẹ tênh mà khó quên đến thế.
 
Vẳng từ xa, tiếng rao bởi chiếc máy phát của người hàng rong giữa cơn mưa chiều rỉ rả: “Chưng, gai, giò…” ngắn đến độ vô nghĩa càng khiến tôi thêm cám cảnh mà buồn thấm thía.Sự hời hợt làm mất đi chất lãng mạn phong phú của văn hóa rao hàng mà thủa bé tôi đã được nghe giờ chỉ là dĩ vãng.
 
 
PHAN THỊ VINH

Trích thừ blog Chung một mái trường (trường thánh Giuse - Vũng Tàu)

http://chungmotmaitruong.blogspot.com/2013/10/cac-loai-banh-thoi-tho-au.html?utm_source=BP_recent 

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

TRƯỜNG HOÀ BÌNH NGÀY ẤY
                                                                                                                  Bùi Công Thuấn
 
 
Cha Giám Đốc Lâm Quang Trọng, Cha Giám Học Nguyễn Chu Trinh
 và thầy cô trường Hoà Bình năm 1970
 
 
            Tôi về dạy ở truờng Trung Học Hoà Bình từ năm 1970. Hình ảnh thân quen nhất với tôi là Cha Giám Học Nguyễn Chu Trinh ( Bây giờ là ĐGM giáo phận Xuân Lộc ). Người mặc áo dài đen, đội chiếc nón Hướng Đạo , đi chiếc xe vespa 50 , dáng rất nghiêm nhưng thanh thoát , rất cao cả nhưng lại gần gũi thân thương. Giờ dạy cuả tôi liền với giờ dạy cuả Người. Cha con gặp nhau hàng ngày . Tôi dạy môn Âm Nhạc, lúc nào lớp cũng sôi nổi ca hát, chắc là làm phiền  thầy cô ở phòng bên cạnh nhiều lắm. Nhưng học trò trẻ con lại thích hát và lớp thì rất đông , biết làm sao. Lúc ấy trường ấn hành những tập sách hát Ca Khúc Hoà Bình , vưà làm tài liệu học tập, vưà để sinh hoạt cộng đồng. Nếu bây giờ bạn nào còn giữ được, quả là một kỷ niệm thật quý giá.
            Ngoài những giờ hát cộng đồng ồn ào, còn lại tất cả các giờ học trường im phăng phắc. Học trò nín thở khi bất chợt thấy Cha Giám Học đi ở ngoài hành lang. Người thường đi như vậy để quan sát việc học tập cuả học sinh . Những cô cậu hay nghịch ngợm, nói chuyện thường là được ăn roi mây. Trường luôn có sẵn roi mây cho thầy cô cầm xuống lớp. Ngày xưa các cụ dạy “ hay chữ , dữ đòn “, có lẽ vì thế nhiều bạn học sinh nghịch ngợm vẫn còn ấn tượng khó quên về thời trẻ con cuả mình. Đi học trễ thế nào cũng ăn roi, nghịch ngợm, vô phép được thưởng thức món “ lươn xào lăn “ đậm đà hơn. Trường học phải có kỷ luật, kỷ luật càng nghiêm hiệu quả giáo dục càng cao.
            Những đêm Văn Nghệ Hoà Bình luôn là một sinh hoạt văn hoá sôi nổi cuả thị xã Long Khánh. Thường là đêm 23/12 trước lễ Giáng Sinh , trường tổ chức văn nghệ, có sự đóng góp tiết mục giao lưu cuả trường bạn. Đêm diễn được tổ chức trên thềm nhà thờ Chính Toà Xuân lộc, như một sân khấu lộ thiên hoành tráng. Học sinh Hoà Bình tha hồ muá hát trước hàng ngàn khán giả. Rạp hát Long Khánh lúc ấy chẳng mấy khi chiếu phim, rạp ẩm thấp và hôi hám , vì thế những đêm văn nghệ như vậy luôn tạo ra một không khí lễ hội hân hoan.
            Tôi mới ra trường, lại được nhận vào dạy ở Hoà Bình thì thật là một vinh dự. Tôi học được nhiều kinh nghiệm  sư phạm ở những bậc đàn anh như thầy Dậu, thầy Phước, Thầy Tùng, Thầy Trang, Thầy Minh, Thầy Khoan, thấy Tước. Những kinh nghiệm ấy với một người mới chập chững vào nghề , thật là quý giá. Cha Giám Học ( ĐGM ) có biệt tài về tổ chức quản lý giáo dục, về ứng xử nhân sự. Tôi đã học ở Ngài nhiều điều  mà sau này,  khi làm Hiệu trưởng một trường Dân Lập tôi đã có cơ hội thể nghiệm. Hoà Bình là nơi tôi đã trưởng thành lên, nơi tôi được nhiều đồng nghiệp và học sinh yêu mến, và đặc biệt được Cha Giám Học ( ĐGM) nâng đỡ , yêu thương tận tình. Cả quãng thời gian khó khăn sau này Người vẫn quan tâm đến tôi.
            Điều rất vui mừng là sau những tháng năm thăng trầm cuả lịch sử,   Hoà Bình đã có nhiều người con rất thành đạt. Điều đặc biệt vinh dự cho những người con ấy là Cha Giám Học ngày xưa giờ đã là Đức Giám Mục giáo phận Xuân Lộc. Chỉ trong một thời gian ngắn đựợc Chuá chọn vào cương vị chăn dắt đàn chiên lớn , Đức Cha đã xây đựng được những công trình lớn lao, làm vinh danh Chuá và mưu ích cho giáo hội cuả Người. Những người con cuả Hoà Bình xưa không chỉ hãnh diện, tự hào về Đức Cha cuả mình mà còn học tập được ở Người những bài học lớn về tinh thần phục vụ, về những nỗ lực phi thường trong cuộc sống để làm sáng danh Chuá. Chúng ta hằng cầu nguyện cho Ngài, và như thế, chúng ta luôn ở bên Ngài, như những học trò nhỏ cuả Ngài ngày xưa.
NGHĨ VU VƠ VỀ 1 BÀI HÁT




NGHĨ VU VƠ VỀ MỘT BÀI HÁT
Năm mười sáu, em b trường b bn  Tôi b quê trong ni bun xa nhà
Đ
đến t góc đi b ng  Tình yêu là chiếc bóng xa xôi

Sau mười năm em đã thành thiếu ph Quanh đi tôi đâu cũng là sương mù
M
t sm cht em v gõ ca       Tình yêu là nng tt lâu ri

Thôi.. .chuyn tình ngày xưa như ánh la
Bay qua đ
i đôi ln   Ri cũng khut xa dn

Thôi.. .như mt vng trăng không tròn na
Đ
ng di lòng nhau, đng x đôi

Đi người là nhng cách chia muôn thu
Nhìn tr
thơ vui, bng ngm ngùi ...                

        Cmỗi lần nghe lại bản nhạc này, chút tình cảm còn sót lại trong trái tim lão hóa tập 2 của tôi lại nao nao buồn, một chút buồn … hồi teen.
          Phải thôi, mười sáu là tuổi teen mà, mặc dù cách đây gần 40 năm, từ teen đó chỉ xuất hiện trong … giờ Anh văn. Em xin thầy Trang đừng mắng em, kể ra em cũng còn nhớ dăm bảy chữ tiếng Anh chớ còn có bạn quên tuốt luốt luôn (meo meo – mèo khen mèo). Mười sáu tuổi có những cô bé bỏ bạn bỏ trường (bỏ cuộc chơi). Mười sáu tuổi có những anh chàng ngơ ngẩn trông vời áo tiểu thư. Mười sáu tuổi ngày xưa người ta làm thơ ca tụng mối tình đầu (dù thiệt ra có người….. tuổi của nàng anh chỉ nhớ mười ba – cái này cá biệt). Mười sáu tuổi người ta khờ khạo đứng trông chờ cả buổi chỉ để nhìn mái tóc, tà áo dài bay bay của người ấy, ôm cặp đi vòng vo một quãng đường chỉ để hỏi vài ba câu ngớ ngẩn.
          Trái tim mỗi người có ít nhất bốn ngăn – xét về mặt sinh học, và có những trái tim ngăn lỗ chỗ như tổ ong hoặc giống cái tiệm thuốc Bắc có lung tung hộc – xét về mặt tinh thần. Ông Tố Hữu yêu nước thương nòi chỉ để có dành 1 ngăn nhốt hết cha mẹ anh em bồ bịch. Tôi kém yêu nước hơn ông, nên trái tim tôi có ít nhất một ngăn để cất cho những kỷ niệm đẹp thuở thiếu thời, nói toẹt móng trâu ra là hồi đi học. Chỉ vì đó là khoảng thời gian con người ta vui vẻ nhất, hồn nhiên nhất, vô tư nhất, yêu đời nhất. Sau này, lớn lên, rồi già lần lần, trái tim và bộ não cùng lão hóa theo qũy đạo chung, biến những cô bé, chàng trai ngây thơ ngày nọ thành những đô vật, vật lộn với thời gian, với cuộc đời. Vật riết mà người ngợm đầu óc chai sạn hết, nhìn đâu cũng thấy Lý Thông, ngó đâu cũng thấy ký sinh trùng, tự nhiên biến thành vô cảm. Tình yêu bây giờ đã thành chiếc bóng xa xôi, thành nắng tắt lâu rồi. Nên cô gái ấy, sau mười năm, một hôm về gõ lại chính cánh cửa ngày xưa cô đã đóng, những tưởng như tình cũ không rủ cũng tới. Tiếc thay, dù vây quanh anh là những đám sương mù, người đàn ông ấy vẫn tỉnh táo, dù trái tim còn rộn ràng nhịp đập hồi sinh vẫn chỉ để tiếc cho một quá khứ đã lụi tàn
          Hai chữ thôi, với những dấu chấm bỏ lửng chập chùng, giống như một chút gì luyến tiếc, nửa ở nửa đi. Thôi… ánh lửa bay qua, rồi cũng khuất xa. Thôi… vầng trăng hết tròn rồi lại khuyết, dối lòng làm chi, chẳng được gì. Mối tình ngày thơ dại vốn đẹp chỉ vì nó… rất thơ dại. Và cũng chỉ đành nhìn về quá khứ, xếp chút tàn y chớ chẳng thể làm khác được. Dẫu rằng quay đi rồi con mắt còn có đuôi. Dẫu rằng mái tóc, nụ cười ấy vẫn thấp thoáng đâu đây thời áo trắng ngày xưa. Nhưng. Lại nhưng. Cái chữ nhưng chết tiệt. Bên ta bây giờ đâu phải chỉ mình ta, ta còn gia đình, còn lão bà nhà ta, còn cái mái ấm Nguyệt lão lỡ se rồi. Đành vậy, có duyên không phận. Cái kết của chúng ta bây giờ là những đứa trẻ - như chúng ta ngày xưa; là những bổn phận ràng buộc ta trong suốt cuộc đời. Nên ta lại bước vào quỹ đạo của cha mẹ ta, ông bà ta để vui với niềm vui của con, của cháu. Ngậm ngùi thay câu: Đời người là những cách chia muôn thuở.
          Rồi bỗng quay đầu nhìn lại chính mình, tóc xanh giờ đã bạc, những ưu tư phiền não chất chồng xếp nếp trên da. Quạnh hiu thay tuổi về già, con cái lớn lên đủ lông đủ cánh bay xa, còn lại hai ông bà đấm lưng bóp gối đi ra đi vào. May mắn lắm mới có vài đứa cháu thi thoảng lui tới thăm nom chút đỉnh, rồi chúng cũng ồ ạt biến về với bạn bè của chúng: như tụi mình hồi đó. Vợ chồng già nhìn nhau cuời thông cảm.
          Sáu mươi năm cuộc đời đã sắp xong rồi, còn lại những ngày tháng đoạn cuối.  Mỗi năm còn may mắn được trường tổ chức cho vui vẻ gặp lại nhau tay bắt mặt mừng, năm nay còn những gương mặt này, năm sau biết còn có hay không? Thôi thì… được lúc nào hay lúc đó. Đời người vốn là những cách chia muôn thuở mà.
         
                                                           Trần Thị Ngọc Kúc K9